Từ lâu, việc thiếu bãi đỗ xe đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người dân Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn, thành phố đã có quy hoạch tổng thể xây dựng các bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe thông minh nhưng thực tế nhiều dự án vẫn... nằm trên giấy. Để giải quyết trươc mắt tình trạng thiếu bãi đỗ xe thông minh để phục vụ nhu cầu gửi xe của nhân dân. Mới đây Bộ giao thông vận tải đã chấp thuận phương án tiếp tục cho Hà Nội được trông giữ xe dưới gầm cầu.
Dự án bãi đỗ xe thông minh chưa thực hiện được, tạm thời gửi xe gầm cầu
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý cho Hà Nội tiếp tục được trông giữ phương tiện dưới gầm cầu trên địa bàn thành phố. Thời gian trồng giữ không quá 2 năm theo Nghị quyết của Chính phủ.
Hình ảnh bãi gửi xe tại các gầm cầu
Khẳng định về nguyên tắc sẽ không được tổ chức các điểm trông giữ phương tiện dưới khu vực gầm cầu, song Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ thừa nhận nhu cầu đỗ xe của người dân tại Hà Nội và TP HCM là rất lớn. Trong khi đó, các dự án bãi đỗ xe thông minh, bãi đỗ xe ngầm tiến độ triển khai rất chậm, Ngoài ra việc sử dụng một số vị trí gầm cầu vượt, lòng, lề đường, hè phố để đỗ xe, tổ chức trông giữ xe ôtô, xe máy đã và đang được thực hiện ở Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương.
Mặt khác, theo ông Thọ, ngày 19/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021, trong đó đã giao nhiệm vụ cho UBND Hà Nội rà soát, tổ chức hợp lý các khu vực gầm cầu, gầm đường trên cao để sử dụng tạm thời làm bãi đỗ xe.
Trên cơ sở đó, UBND Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố nghiên cứu triển khai lưu ý một số vấn đề xây dựng cụ thể phương án sử dụng gầm cầu, gầm đường trên cao; phê duyệt phương án sử dụng gầm cầu, gầm đường trên cao phù hợp với phương án tổ chức giao thông; tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cháy, nổ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện, công trình kết cấu hạ tầng giao thông cũng như hoạt động giao thông trên tuyến đường.
Đầu năm 2019, đã ban hành thông tư số 35/2017/TT-BGTVT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.
Trong đó, khoản 3, điều 1 của thông tư quy định: “Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, bãi đỗ xe và các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với các vị trí gầm cầu đường bộ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, khi hết thời hạn sử dụng tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng có trách nhiệm hoàn trả hiện trạng ban đầu và bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ.
Trường hợp hết thời hạn sử dụng làm bãi đỗ xe tạm thời, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng tạm thời không thực hiện hoàn trả, cơ quan quản lý đường bộ xử lý theo thẩm quyền và thông báo cho UBND các cấp để tổ chức cưỡng chế, giải tỏa theo quy định”.
Mức giá trông xe dưới gầm cầu bao nhiêu?
Căn cứ theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND về giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội được Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung ký đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 đã cho phép các quận trung tâm thành phố tăng giá dịch vụ trông giữ xe.
Ngoài ra, các dịch vụ trông giữ xe tại lòng đường, hè phố, chợ, trường học, bệnh viện, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bên trong các tòa nhà chung cư, các trung tâm thương mại, giàn trông giữu xe cao tầng... cũng áp dụng Quyết định này.
Mức giá dịch vụ trông giữ xe vào ban ngày (từ 6 giờ đến 18 giờ) và ban đêm (từ 18 giờ đến trước 6 giờ sáng ngày hôm sau) có sự chênh lệch nhau trên một lượt gửi đối với xe đạp, xe đạp điện, xe máy, xe máy điện. Đối với ô tô, giá dịch vụ trông giữ xe theo lượt thông thường được tính theo giờ, cụ thể: 1 lượt tối đa không quá 60 phút (1 giờ), quá thời gian 60 phút (1 giờ) thêm thêm các lượt tiếp theo và trường hợp gửi xe qua đêm (từ 18 giờ đến trước 6 giờ sáng ngày hôm sau) tính bằng 6 lượt.
Cụ thể: Giá gửi xe ban ngày và ban đêm lần lượt với xe đạp từ 3.000đ đến 5.000đ, xe máy là 5.000đ - 8.000đ/lượt, ô tô tăng từ 30.000đ đến 50.000đ.
Nguồn:https://laodong.vn/